Ở giai đoạn 8 tháng tuổi bé bắt đầu phát triển nhanh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Nếu chế độ ăn không đảm bảo sẽ không cung cấp đầy đủ dưỡng chất và năng lượng để bé có thể phát triển một cách toàn diện. Trên thực tế, có rất nhiều bé gặp phải những vấn đề như chậm tăng cân, biếng ăn… ở giai đoạn này khiến phụ huynh cảm thấy rất bối rối. Nếu bạn cũng đang gặp khó khăn trong quá trình lên thực đơn cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng, hãy cùng Minh Huy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Nhu cầu dinh dưỡng của bé 8 tháng tuổi
Nội Dung Bài Viết
Khi bé nhà bạn được 8 tháng tuổi thì cũng là lúc bắt đầu giai đoạn thứ hai của quá trình ăn dặm. Ở giai đoạn này nhu cầu về dinh dưỡng của bé đã tăng lên đáng kể. Vì vậy, mẹ cần đa dạng hơn thực đơn cháo dinh dưỡng cho bé với những thực phẩm giàu dưỡng chất, vitamin. Nhằm hỗ trợ bé phát triển toàn diện.
Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, mỗi ngày bé cần được cung cấp tối thiểu 500ml sữa. Cùng với đó là 3 bữa bột hoặc cháo dinh dưỡng cho bé. Mỗi ngày, mẹ nên cho bé ăn từ 2 – 3 bữa. Việc ăn dặm của bé có thể bao gồm các bữa chính và đan xen thêm nhiều bữa phụ.
Nếu như ở giai đoạn 6 tháng tuổi, bữa ăn dặm chỉ mang tính chất làm quen trước. Thì với bé 8 tháng tuổi, bữa ăn dặm có thể được xem là bữa chính. Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể bổ sung một số bữa phụ từ các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Có thể kể đến như sữa chua, phô mai hay váng sữa… Ngoài ra, mẹ cũng cần tập cho bé ăn đa dạng các loại rau xanh, trái cây vì đây là những thực phẩm dễ tiêu hoá. Cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein, vitamin A, vitamin C, chất xơ… Đây là những dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của bé ở giai đoạn này.
Ở giai đoạn 8 tháng tuổi nên cho bé ăn bao nhiêu là đủ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mỗi ngày bé cần ăn khoảng:
- Gạo tẻ trắng: 50 – 60g
- Thịt/tôm/cá: 50 – 60g
- Rau củ, trái cây: 50 – 60g
- Dầu/mỡ: 15g
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em khi sinh ra đã biết cách điều tiết lượng thức ăn của chúng. Nghĩa là các bé biết ăn khi đói và dừng lại khi cảm thấy đã no. Vì vậy việc ép bé ăn quá nhiều sẽ vô tình kìm hãm khả năng bẩm sinh này của bé. Thậm chí có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này của bé.
Đặc biệt, những ở giai đoạn 8 tháng tuổi, bé đã có sự nhận thức và khả năng thể hiện sự quan tâm của mình với việc ăn uống. Vậy làm thế nào để biết bé đã no hay chưa, các mẹ có thể tham khảo các dấu hiệu sau:
- Bé quay đầu đi khi được đút ăn
- Mím chặt môi khi thấy muỗng lại gần miệng
- Bé quấy khóc và nhổ thức ăn ra khỏi miệng
Trong trường hợp bé không muốn ăn một loại thức ăn nào đó. Mẹ nên đợi một vài ngày rồi thử lại. Hãy thật kiên nhẫn và không nên ép bé ăn khi chúng không muốn. Tránh tạo tâm lý sợ ăn, biếng ăn cho trẻ.
Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi

Trước khi cho bé chuyển qua một món ăn mới, mẹ nên để 2 – 3 ngày để bé làm quen với món ăn đó. Bằng cách cho bé ăn từng chút một, từ một lượng cháo ít đến một lượng cháo nhiều.
Mỗi lần ăn, mẹ cũng có thể cho bé thử qua nhiều món khác nhau. Nhờ đó mẹ sẽ biết được bé có hứng thú và thích ăn món nào nhất?
Mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên cho bé. Lựa chọn nhiều thực phẩm phong phú để tránh cho bé có cảm giác nhàm chán, lười ăn. Đồng thời với thực đơn cháo dinh dưỡng đa dạng và phong phú sẽ kích thích vị giác của bé.
Các món cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi vẫn cần được chế biến thật mềm, mịn nhưng có thể đặc hơn một chút.
Gợi ý mẫu thực đơn cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng tăng cân hiệu quả
Mẫu thực đơn cháo dinh dưỡng cho bé 8 tháng, các mẹ có thể lựa chọn lên theo tuần như sau:
Tuần 1:
- Thịt heo + Bí đỏ hồ lô + Cải bó xôi
- Ngỗng + Khoai tây + Rau ngót
- Thịt thỏ + Cải ngọt + Đậu lăng
- Gà đen hầm + Bắp cải tím + Bắp non
- Tim gà + Cải hoa hồng + Khoai lang
- Ếch đồng + Súp lơ xanh + Cà rốt baby
- Cá hồi + Khoai mỡ bông lau + Củ dền
Tuần 2:
- Tôm đồng + Cà rốt + Su hào Đà Lạt
- Cua đồng + Rau muống lá tre + khoai sọ
- Ngỗng + Khoai tây + Rau ngót
- Thịt dê + Khoai môn + Rau cải chíp
- Tim gà + Củ cải đỏ + Su su bao tử
- Gà ri + Cải xoăn Kale + khoai môn
- Thịt bò + Củ cải đỏ + Su su bao tử
Tuần 3:
- Chim câu + Hạt sen + Bí hạt đậu
- Cá lóc đen + Bí đỏ + Cải bó xôi
- Thịt bò + Củ cải đỏ + Su su bao tử
- Gà đen hầm + Bắp cải tím + Bắp non
- Lươn đồng + Cải xoăn Kale + Đậu xanh
- Chim trĩ đỏ + Đậu xanh + Rau ngót
- Gà tre + Ngô ngọt + Đậu cô ve
Kết luận
Nhìn chung trong giai đoạn ăn dặm, các món cháo là món ăn tiện lợi giúp bé làm quen với thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Khi chọn được thực đơn cháo dinh dưỡng cho bé phù hợp, mẹ sẽ giúp bé hấp thụ những dưỡng chất tối ưu chất. Nếu hôm nào đấy bố mẹ quá bận rộn, muốn mua cháo dinh dưỡng cho con, hãy tìm nơi uy tín và chất lượng.
Cháo lạnh Minh Huy – tự hào là đơn vị cung cấp thực phẩm chất lượng, thơm ngon và bổ dưỡng đến tận tay người tiêu dùng.
Nếu bạn còn băn khoăn về thực đơn cháo dinh dưỡng cho bé. Hãy liên hệ ngay với cháo lạnh nhà Minh Huy để được tư vấn và hỗ trợ tận nhất nhé! Với đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng tâm huyết và am hiểu thông tin sản phẩm, chúng tôi đảm bảo sẽ đem lại sự phục vụ tận tâm nhất. Cháo Lạnh Minh Huy hân hạnh được đồng hành cùng quý khách và các bé.
Thông tin liên hệ
Cháo Minh Huy – Cháo lạnh kiểu Nhật
Số điện thoại: 0966150289
Địa chỉ: 26, Ngõ 99/110 Định Công Hạ Hà Nội
CSKH: cskh@chaolanhminhhuy.vn
Website: http://chaolanhminhhuy.vn/